23 trò chơi cho bé 5 tuổi sau đây sẽ giúp rèn luyện trí tuệ, trí thông minh. Bố mẹ tham khảo để biết cách chuẩn bị dụng cụ, luật chơi và cách chơi cùng con nhé.
Lợi ích của trò chơi cho bé 5 tuổi rèn luyện trí tuệ
Theo định nghĩa của Đại học Y tế cộng đồng Harvard về các trò chơi rèn luyện trí là những trò chơi kích thích tư duy của não bộ; trong đó người chơi sẽ trực tiếp tương tác với trò chơi mà không cần phải thông qua màn hình điện thoại (như điện thoại di động, laptop).
Lợi ích của những trò chơi rèn luyện trí tuệ cho bé 5 tuổi:
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ.
- Tạo hứng thú cho trẻ khám phá.
- Rèn luyện kỹ năng tương tác xã hội.
- Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Phát triển tư duy toán học và khả năng ngôn ngữ.
- Kích thích tư duy trừu tượng, tưởng tượng, sáng tạo.
20+ trò chơi cho bé 5 tuổi rèn luyện trí tuệ
Khi lựa chọn những trò chơi rèn luyện trí tuệ cho bé 5 tuổi, cha mẹ có thể dựa trên tính cách, sở thích, đam mê, khả năng của con,..Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo những trò chơi như:
1. Trò chơi tô màu cho bé 5 tuổi
Tác dụng của trò chơi:
- Tác động tới não bộ của trẻ, phát triển khả năng sáng tạo và tư duy hình ảnh.
- Học chữ hiệu quả. Bởi hầu hết trẻ đều rất hứng thú với trò chơi tô màu.
Chuẩn bị:
- Bố mẹ hãy chuẩn bị những bức tranh chữ cái và những chiếc bút màu xinh xắn.
Cách chơi:
- Bố mẹ đọc tên chữ cái và cho trẻ tô màu lên chữ cái đó.
- Trẻ sẽ được lựa chọn màu sắc yêu thích để tô lên chữ cái.
- Khi tô xong bức tranh, bố mẹ hãy khích lệ con bằng những lời khen.
- Nếu có điều kiện, bố mẹ hãy cho trẻ chơi trò chơi này theo nhóm; và tạo ra cuộc thi để giúp trẻ cảm thấy trò chơi thêm vui nhộn hơn. Việc nhớ bảng chữ cái sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
2. Trò chơi câu cá cho bé 5 tuổi
Tác dụng của trò chơi:
- Việc học chữ qua trò chơi này sẽ rất thú vị và hiệu quả.
- Trò chơi này bố mẹ có thể cho trẻ chơi tại nhà hay cũng có thể chơi tại những khu vui chơi trẻ em.
Chuẩn bị:
- Nếu bố mẹ cho trẻ chơi tại nhà, bố mẹ hãy chuẩn bị sẵn một bộ trò chơi câu cá.
- Cắt chữ sau đó dán chữ lên những chú cá. Để chữ có độ bám tốt và sử dụng lại nhiều lần, bố mẹ hãy sử dụng miếng dán hai mặt để dán chữ.
- Nếu chưa có sẵn bộ trò chơi câu cá, bố mẹ cũng có thể cắt hình những chú cá và viết lên những chú cá đó những chữ cái, sau đó đục lỗ vào lưng cá, gắn vào đó chiếc kẹp giấy.
- Đối với cần câu thì bố mẹ sẽ buộc đầu dây với một thanh nam châm.
Cách chơi:
- Bố mẹ có thể cùng thi câu cá với trẻ.
- Cùng với việc câu cá, bố mẹ hãy cùng con đọc to chữ cái mà bố mẹ và trẻ câu được.
- Trẻ sẽ học chữ rất nhanh và nhớ rất lâu bảng chữ cái.
3. Trò chơi côn trùng hái lá cho bé 5 tuổi
Tác dụng của trò chơi:
- Trẻ sẽ rất thích thú với trò chơi này.
- Giúp trẻ học chữ nhanh; kích thích kỹ năng nhạy bén của trẻ.
Chuẩn bị:
- Bố mẹ hãy chuẩn bị một cái cây giả và những chiếc lá là những chữ cái.
- Sau đó bố mẹ cho trẻ đóng giả thành một số con côn trùng ăn lá.
Cách chơi:
- Bố mẹ đọc to chữ cái để yêu cầu chú côn trùng đáng yêu chạy đến cây;
- Dùng miệng hái chiếc lá có chữ cái bố mẹ yêu cầu về rổ.
4. Trò chơi nghe – tìm cho bé 5 tuổi
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi nghe – tìm được áp dụng khá phổ biến trong cách dạy trẻ học chữ, đây là một trong những trò chơi học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi giúp trẻ nhớ lâu.
- Rèn luyện sự nhanh nhạy của tai, tay, mắt.
Chuẩn bị:
- Bố mẹ cần chuẩn bị một bảng chữ cái.
Cách chơi:
- Bố mẹ sẽ đặt bảng chữ cái (chữ cái rời bằng gỗ hoặc nhựa) trước mặt bé
- sau đó đọc to chữ cái bố mẹ muốn trẻ tìm.
- Bé sẽ đọc lại thật to và nhanh tay nhanh mắt tìm ra đúng chữ bố mẹ vừa đọc.
- Bố mẹ cũng có thể cho trẻ chơi trò chơi này theo nhóm để làm tăng sự hứng thú.
5. Trò chơi cắt dán cho bé 5 tuổi
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi giúp trẻ học và ôn lại những chữ đã học giúp trẻ nhớ lâu hơn.
- vừa rèn luyện khả năng khéo léo qua việc cắt dán.
- Trò chơi cắt dán này mang đến sự sáng tạo cho bé.
Chuẩn bị:
- Một tờ giấy trắng lớn và viết lên đó một chữ cái tùy thích.
- Cuốn tạp chí, báo, sách không còn sử dụng để bé chơi.
Cách chơi:
- Viết chữ lên giấy trắng xong bố mẹ hãy đưa cho trẻ xem.
- Nhiệm vụ của trẻ là tìm những hình ảnh liên quan đến chữ cái đó.
- Trẻ cắt và dán lên trên tờ giấy đó.
6. Trò chơi đập búa cho bé 5 tuổi
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi này giúp trẻ nhớ lâu hơn và phát triển sự nhanh nhẹn ở trẻ.
Chuẩn bị:
- Trò chơi đập búa mang tính chất vô cùng vui nhộn và sinh động
- Bố mẹ có thể cho trẻ cầm một chiếc búa đồ chơi và đặt 4-5 chữ cái trước mặt bé.
Cách chơi:
- Bố mẹ hướng dẫn trẻ dùng búa đập vào những chữ mà được bố mẹ đọc tên.
- Bố mẹ hãy tăng dần tốc độ đọc để tăng độ nhạy bén cũng như thu hút hứng thú cho trẻ.
7. Trò chơi cho bé 5 tuổi tập đọc, tập học với những điều xung quanh
Tác dụng của trò chơi:
- Có thể ôn tập chữ cái, vừa nhận dạng được mặt chữ nhanh.
- Khơi gợi được hứng thú khám phá thế giới xung quanh cho trẻ.
Chuẩn bị:
- Với trò chơi này bố mẹ có thể dạy trẻ ở bất cứ nơi đâu.
- Khi đi siêu thị, xem tivi, công viên, khu vui chơi,…
Cách chơi:
- Bố mẹ có thể đố trẻ chữ cái trên biển hiệu, bảng quảng cáo, hay chữ in trên những hộp bánh kẹo, chai nước,…
8. Trò chơi viết chữ bằng bột mì
Tác dụng của trò chơi:
- Đây là một trò chơi rất thú vị, giúp trẻ có cảm giác về việc viết chữ mà không cần dùng đến bút giấy.
- Qua trò chơi này bé học chữ nhanh hơn, nhớ lâu hơn, tăng cường các kỹ năng thô và tinh, phát huy sự sáng tạo, khéo léo.
Chuẩn bị:
- Bố mẹ hãy trải đều một lớp bột mì với độ dày vừa phải trên một chiếc khay.
Cách chơi:
- Bố mẹ hướng dẫn con cách viết chữ bằng ngón tay như thế nào.
- Khi viết xong trẻ có thể xóa các chữ cái bằng cách lắc nhẹ khay và tiếp tục viết những chữ cái khác.
- Bố mẹ có thể thay thế bột mì bằng cát, gạo,…
9. Trò chơi chữ cái xếp hàng
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi chữ cái xếp hàng sẽ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ tốt.
- Tạo cảm hứng cho bé thích thú với việc học chữ hơn.
Chuẩn bị:
- Bố mẹ hãy chuẩn bị một bộ sticker chữ cái hoặc bộ chữ cái bằng nam châm có thể dán lên bảng từ.
Cách chơi:
- Đầu tiên bố mẹ cùng bé xếp chữ cái lên bảng theo thứ tự.
- Sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và bố mẹ tráo đổi vị trí của một đến hai chữ cái.
- Khi trẻ mở mắt, bố mẹ hãy đố trẻ đưa những chữ cái về đúng vị trí ban đầu.
10. Trò chơi cho bé 5 tuổi sáng tạo với thùng carton
Tác dụng của trò chơi:
- Kích thích khả năng sáng tạo. Những trò chơi với thùng carton cũng là một gợi ý hay.
Chuẩn bị:
- Hai hộp bìa cứng (một cho cơ thể của bé và một cái nhỏ hơn cho đầu bé).
Cách chơi:
- Khoét lỗ với hộp ở đầu để bé có thể quan sát và thở được.
- Với hộp phía dưới, hãy khoét lỗ để bé có thể đi lại và thò tay ra ngoài.
- Với thùng carton, cha mẹ cũng có thể dạy trẻ làm một căn nhà bằng carton và trang trí nhà bằng giấy thủ công và màu nước.
11. Trò chơi cho bé 5 tuổi vẽ trên giấy những điều trẻ nghĩ
Tác dụng của trò chơi:
- Khi vẽ tranh, trẻ sẽ phát triển rất nhiều về tư duy sáng tạo cũng như cảm nhận về thế giới.
Chuẩn bị:
- Giấy trắng.
- Hộp màu thân thiện, an toàn cho bé.
Cách chơi:
- Đối với trẻ mới chơi trò vẽ tranh, cha mẹ chỉ nên cho con làm quen từ hai màu cơ bản, sau đó tăng dần.
- Không nên cho bé làm quen với màu trung gian bởi vì bé chưa phân biệt được tốt.
- Những màu bé nhìn rõ là đỏ, vàng, trắng, đen.
12. Trò chơi cho bé 5 tuổi kể chuyện với nhạc nền
Tác dụng của trò chơi:
- Bạn có thể kích thích trí tuệ của con và tăng khả năng cảm thụ âm nhạc của bé.
- Từ những trò chơi vui vẻ, kiến thức và tư duy sẽ có môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển giúp bé thông minh hơn.
Chuẩn bị:
- Danh sách nhạc nền (có thể là đĩa CD, hoặc video, ứng dụng âm nhạc).
- Bản ghi âm giọng nói của bố mẹ
Cách chơi:
- Ban đầu, cha mẹ hãy tìm những câu chuyên đơn giản lồng với nhạc không lời. Cha mẹ không cần kể câu chuyện chính xác, có thể thêm thắt một chút, thay đổi nhân vật chính (bằng tên của bé).
- Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con tự sáng tác thêm các tình tiết nếu bé thích. Không chỉ bé thích thú, chính cha mẹ sẽ bất ngờ vì âm nhạc sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho câu chuyện của mình.
13. Trò chơi lò cò cho bé 5 tuổi
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi này giúp trẻ nhớ được các mặt chữ, các số và được vận động vui chơi vô cùng bổ ích.
Chuẩn bị:
- Bố mẹ cần chuẩn bị phấn vẽ hoặc bộ thẻ chữ cái – con số nhảy lò cò.
Cách chơi:
- Bố mẹ vẽ xuống nền nhà một vài chữ cái, con số hoặc dùng bộ thẻ chữ cái – con số có sẵn.
- Sau đó cho trẻ đứng ở ô trung tâm. Trẻ sẽ nhảy lò cò qua những chữ cái, con số được bố mẹ đọc tên.
14. Chơi trốn tìm
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi trốn tìm không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, mà còn phát triển khả năng tư duy não bộ để tìm ra “vị trí ẩn nấp” của người khác.
- Phát triển khả năng tư duy để tìm được một vị trí tốt để làm nơi “ẩn thân” cho mình.
- Giúp rèn luyện sức khỏe vô cùng hữu ích cho bé.
Chuẩn bị:
- Trò chơi này có thể chơi trong nhà hoặc trong một không gian an toàn, thoáng đãng.
- Người tham gia ít nhất từ 3 người trở lên.
Cách chơi:
- Chỉ định một người đi tìm, và những người còn lại là những người trốn.
- Người đi tìm sẽ quay mặt vào tường và đếm đến 10. Trong lúc này, người đi trốn tìm chỗ ẩn nấp cho mình.
- Sau khi đếm hết đến người, người đi tìm sẽ tìm người đi trốn. Ai bị tìm thấy đầu tiên sẽ là người thua cuộc và trở thành người đi tìm trong vòng tiếp theo.
15. Trò chơi cho bé 5 tuổi làm theo hiệu lệnh
Tác dụng của trò chơi:
- Khi chơi trò này, trẻ sẽ học được cách nghe theo hiệu lệnh, từ đó hình thành tính cách biết nghe lời.
- Bố mẹ cũng nên lưu ý chọn những hình phạt dễ thương. Bởi đây sẽ là bí quyết vừa mang lại tiếng cười, vừa không khiến không khí sân chơi trở nên căng thẳng cho tất cả những ai cùng chơi.
Chuẩn bị:
- Người tham gia ít nhất từ 3 người trở lên.
Cách chơi:
- Bố mẹ có thể chơi cùng trẻ hoặc để trẻ chơi cùng bạn bè.
- Đầu tiên cần chọn ra một người thủ lĩnh và người này có quyền được yêu cầu mọi người làm theo hiệu lệnh của mình.
- Những người còn lại phải làm theo hiệu lệnh, người nào làm sai hay thiếu lệnh thì sẽ bị phạt.
16. Đèn xanh đèn đỏ
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi này có thể giúp trẻ biết được các ký hiệu của đèn giao thông.
- Qua trò chơi cũng giúp trẻ hình thành thói quen tuân thủ theo các nguyên tắc và phải chịu phạt khi không thực hiện theo hiệu lệnh.
Chuẩn bị:
- Người tham gia ít nhất từ 3 người trở lên.
Cách chơi:
- Trò chơi này cần chọn một người ra tín hiệu đèn giao thông và một vạch xuất phát cách người ra hiệu lệnh tầm 5 – 6m.
- Những người tham gia buộc phải nghe theo hiệu lệnh của người này.
17. Trò chơi xây dựng mô hình
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy để xử lý khó khăn, cũng như rèn luyện tính kiên nhẫn để hoàn thành tốt trò chơi.
Chuẩn bị:
- Các mô hình đồ chơi chưa qua lắp ráp như: ngôi nhà, chiếc xe, bộ ghép hình chim cánh cụt, bộ xếp hình mầm non.
Cách chơi:
- Bố mẹ thi lắp ghép với trẻ
- Tạo hứng thú cho trẻ và tăng dần mức độ khó của mô hình lên.
18. Trò chơi cho bé 5 tuổi tìm tranh
Tác dụng của trò chơi:
- Luyện khả năng nhận biết vật qua tranh, phát triển khả năng quan sát của trẻ.
Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 3-4 tranh lôtô.
- Có một tranh gồm tất cả các tranh có nội dung như tranh của trẻ.
Cách chơi:
- Bố mẹ và trẻ ngồi đối diện với nhau.
- Bố mẹ đưa cho mỗi trẻ 3-4 tranh lôtô, sau đó cô đưa từng tranh và yêu cầu trẻ tìm đúng tranh lôtô giống tranh của cô.
- Nếu trẻ lấy tranh chưa đúng, bố mẹ để tranh của trẻ đặt gần tranh để trẻ so sánh và tìm lại.
- Khi trẻ làm đúng bố mẹ hỏi trẻ về tranh đó.
19. Trò chơi tìm nắp chai
Tác dụng của trò chơi:
- Phát triển khả năng tư duy hình ảnh và trí nhớ của trẻ.
Chuẩn bị:
- Mẹ sẽ cần một số chai lọ có nắp với nhiều kích cỡ khác nhau và tốt nhất là mỗi nắp chỉ vừa với một chai duy nhất
Cách chơi:
- Trộn các nắp chai lại với nhau rồi cho bé phân loại nắp nào đi với chai nào.
- Cuối cùng, mẹ sẽ xem xem trong khoảng thời gian cho phép, bé tìm được bao nhiêu cặp nắp-chai đúng.
20. Trò chơi Nhảy theo nhạc
Tác dụng của trò chơi:
- Trò chơi này sẽ giúp trẻ ghi nhớ tiết tấu của nhạc tốt hơn, từ đó tăng khả năng tập trung cho trẻ.
Chuẩn bị:
- Bố mẹ tìm và mở những bài hát có giai điệu sôi động, vui nhộn mà trẻ yêu thích.
Cách chơi:
- Sau đó, mẹ hãy cùng bé nhảy theo điệu nhạc. Nhảy múa không chỉ giúp phát triển kỹ năng vận động, mà còn giúp trẻ cảm thấy thích thú và vui vẻ hơn.
- Quy tắc trò chơi này là cần dừng hoạt động lại khi nhạc dứt.
21. Trò chơi Vịt hay ngỗng?
Tác dụng của trò chơi:
- Phát triển sự nhanh nhạy, nhạy bén.
- Tạo điều kiện để bé vận động tốt.
Chuẩn bị:
- Có ít nhất 6 người tham gia trò chơi.
Cách chơi:
- Người chơi ngồi thành vòng tròn, quay mặt vào nhau.
- Một người được chọn làm “người chơi” và đi vòng sau lưng những người khác, vỗ vào vai từng người và gọi “vịt”, “vịt” cho đến khi quyết định gọi ai đó là “ngỗng”.
- Lúc này, “ngỗng” sẽ đứng dậy và đuổi theo “người chơi” trong khi “người chơi” sẽ cố gắng chạy thật nhanh để chiếm chỗ ngồi khi nãy của “ngỗng”.
- Nếu “người chơi” thành công, “ngỗng” sẽ thua và trở thành “người chơi” để bắt đầu trò chơi từ đầu.
- Nếu “người chơi” bị “ngỗng” chạm vào, thì “ngỗng” sẽ trở về chỗ ngồi của mình và “người chơi” lại tiếp tục làm lại từ đầu.
22. Trò chơi cho bé 5 tuổi thi xem ai giỏi nhất
Tác dụng:
- Củng cố vốn từ của trẻ.
- Rèn luyện trí nhớ, khả năng diễn đạt của trẻ.
Chuẩn bị:
- Bảng gắn các tranh.
- 10-12 tranh lô tô các loại khác nhau về các đồ vật, con vật…
Cách chơi:
- Bố mẹ gắn các tranh lên cho trẻ quan sát xem có những gì? Cho từng trẻ lên lấy tranh mà trẻ thích.
- Sau đó bố mẹ yêu cầu trẻ kể về tranh đó. Ví dụ: Hoa hồng cành có gai, lá có răng cưa, cánh tròn, màu đỏ và có mùi thơm.
- Tương tự như vậy với các đồ vật, con vật… Trẻ phải nói được những đặc điểm đặc trưng nhất của đối tượng đã đưa ra.
- Trò chơi tiếp tục đến hết các tranh.
23. Trò chơi cho bé 3 – 5 tuổi xếp hình tư duy toán học
Tác dụng của trò chơi:
- Không trò chơi nào có thể dạy con về toán học tốt hơn các trò chơi về kích cỡ và hình khối. Một cách thật đơn giản để giới thiệu cho trẻ về khái niệm kích cỡ và hình khối là phân loại đồ vật.
Chuẩn bị:
- Chuẩn bị khối gỗ theo những hình dạng và kích thước khác nhau.
Cách chơi:
- Bố mẹ hãy bày những hình khối gỗ theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại rồi dạy bé phân biệt khối nào lớn hơn.
- Giải thích cho bé biết lý do tại sao và đặt câu hỏi xem bé đã nhận biết được hay chưa.
- Khi bé phân biệt được kích cỡ, cha mẹ có thể hướng dẫn bé sắp xếp hình khối theo từng hình dạng (hình vuông, hình tròn hay hình tam giác…) giúp trẻ nhận biết hình ảnh một cách tốt hơn.
- Mỗi ngày vừa chơi cha mẹ lại dạy cho trẻ một ít. Cứ như thế, trẻ sẽ có những khái niệm cơ bản về toán học từ lúc nào không hay.
Trên đây là 23 trò chơi cho bé 5 tuổi giúp bé rèn luyện trí tuệ, thể chất, kỹ năng mà cha mẹ có thể thử để chơi cùng con. Từ đó giúp trẻ có nền tảng trí thông minh trước khi con nhập học.
(Sưu tầm)